Hầu hết mọi người thường nghĩ rằng tiểu nhiều, tiểu són hay tiểu đêm là do nguyên nhân tại thận. Tuy nhiên, hội chứng bàng quang kích thích mới là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiểu tiện ở mọi lứa tuổi.
Hội chứng bàng quang kích thích là gì?
Bàng quang kích thích ( bàng quang tăng hoạt) để chỉ sự rối loạn trong giai đoạn chứa đựng nước tiểu của bàng quang. Tình trạng tăng hoạt là do sự co bóp không chủ ý của cơ chóp xuất hiện khi bệnh nhân kiềm chế phản xạ đi tiểu.
Abrams và Wein đã định nghĩa bàng quang tăng hoạt (ICS – 2002) như sau: bàng quang tăng hoạt là tình trạng liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, có hoặc không có triệu chứng tiểu gấp không kiểm soát kèm theo, các triệu chứng này xuất hiện trong tình trạng không có các tổn thương bệnh lý tại chỗ hoặc không có tác nhân chuyển hóa có thể gây nên các triệu chứng trên.
Hội chứng bàng quang kích thích – thủ phạm gây tiểu nhiều, tiểu són, tiểu đêm
Hội chứng bàng quang tăng hoạt có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, có thể chiếm 20-25% ở nữ giới. Ngoài ra, bàng quang kích thích còn có thể xuất hiện ở trẻ em. Bàng quang kích thích gây ra một số triệu chứng điển hình như:
– Tiểu gấp: Cảm giác buồn tiểu một cách đột ngột, cần phải đi tiểu ngay và rất khó có thể nhịn được (còn gọi là tiểu có kiểm soát).
– Tiểu nhiều lần: Đi tiểu nhiều lần (trên 8 lần) trong ngày tính từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ.
– Tiểu đêm: Bệnh nhân phải thức dậy ban đêm từ một lần trở lên để đi tiểu.
– Tiểu gấp không kiểm soát: tình trạng tiểu không tự chủ theo sau cảm giác tiểu gấp.
Bàng quang kích thích gây tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són
Ảnh hưởng của hội chứng bàng quang kích thích đến cuộc sống
Việc đi tiểu nhiều lần trong ngày gây cản trở trong công việc, cuộc sống, thường khiến người bệnh xấu hổ, tự ti và ngại giao tiếp. Anh T.V.T chia sẻ “ Bình thường, chỉ khoảng 1 tiếng, hơn 1 tiếng là tôi phải đi tiểu một lần, rất phiền toái và khó chịu. Tôi cảm thấy xấu hổ, thiếu tự tin, chẳng muốn đi ra ngoài, vì dường như đi đâu tôi cũng phải tìm nhà vệ sinh để đi tiểu. “
Tình trạng đi tiểu nhiều vào ban đêm còn gây xáo trộn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược và tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, đột quỵ, đặc biệt với trường hợp những người lớn tuổi.
Làm thế nào để kiểm soát hội chứng bàng quang kích thích?
Hội chứng bàng quang kích thích có thể được điều trị bằng thuốc chống co thắt bàng quang hoặc phẫu thuật, kết hợp với các bài thuốc tập vật lý trị liệu (bài tập Kegel) giúp cải thiện cơ bàng quang và thay đổi lối sống lành mạnh, hạn chế uống cà phê, rượu, bia, không hút thuốc lá, giảm lo lắng, căng thẳng, stress.