Chào chuyên gia, tôi năm nay 47 tuổi. Cách đây 2 tháng, tôi nhận kết luận bị tiểu rắt ở nam giới, tình trạng này khiến tôi rất xấu hổ, tự ti. Hơn thế, nó cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của tôi. Xin hỏi, tiểu rắt ở nam giới là bệnh gì? Tôi có thể cải thiện rối loạn tiểu tiện này bằng cách dùng sản phẩm thảo dược được không? Mong chuyên gia tư vấn. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thanh Tùng, Hải Dương).
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào anh Tùng, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin cung cấp đến anh một số thông tin như sau:

Tiểu rắt ở nam giới là bệnh gì?

Tiểu rắt ở nam giới có thể do một số bệnh lý sau:

Viêm niệu đạo

Niệu đạo là nơi đưa nước tiểu từ bàng quang qua dương vật. Bị viêm niệu đạo là tình trạng vi khuẩn xâm nhập ngược vào trong, khiến niệu đạo bị viêm nhiễm, biểu hiện thường thấy là dịch nhầy ra nhiều, lỗ niệu đạo sưng đỏ, chảy mủ, đi tiểu khó khăn.

Viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua niệu đạo, gây nhiễm trùng cấp. Một số triệu chứng thường gặp như: Nước tiểu có màu đục, mùi hôi khó chịu, tiểu ra máu, tiểu đêm, tiểu nhiều, tiểu rắt.

Sỏi bàng quang

Bàng quang không được làm rỗng sau khi tiểu, lượng nước tiểu còn dư này bị giữ lại sẽ tích tụ thành các tinh thể tạo thành sỏi, gây cản trở dòng tiểu xuống niệu đạo và ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể, dẫn đến tiểu rắt.

 

Sỏi bàng quang là nguyên nhân gây tiểu rắt

Viêm tuyến tiền liệt

Tình trạng viêm khiến tuyến tiền liệt sưng to và tăng áp lực đến niệu đạo, dẫn đến một số triệu chứng như tiểu khó, tiểu bí, tiểu nhiều, tiểu đục, tiểu rắt.

Phì đại tuyến tiền liệt 

Tuyến tiền liệt bị phì đại sẽ chèn ép lên niệu đạo, bàng quang làm dòng tiểu khó thoát ra ngoài, gây tiểu rắt ở nam giới.

Bàng quang kích thích (bàng quang tăng hoạt)

Mặc dù có rất nhiều nguyên nhân gây tiểu rắt nhưng sâu xa là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dẫn đến bàng quang kích thích (bàng quang tăng hoạt). Bình thường, bàng quang có khả năng chứa đựng (400 – 620ml nước tiểu), khi bàng quang đầy mới gửi tín hiệu đến trung tâm mót tiểu ở vỏ não. Từ đây, xung động được truyền đi, kích thích các cơ kiểm soát hoạt động tiểu tiện, gây cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, cảm giác buồn tiểu liên tục nhưng lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều (tiểu rắt).