Tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra tiểu không tự chủ? Tại sao tiểu không tự chủ lại thường gặp ở nữ giới? Các triệu chứng của tiểu không tự chủ là gì? Bạn có hàng tá câu hỏi về căn bệnh này nhưng không dám mở lời, bạn mong muốn tìm lời giải đáp cho những băn khoăn trong lòng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn!
Tiểu không tự chủ là tình trạng như thế nào?
Tiểu không tự chủ (tiểu són, tiểu không kiểm soát) là tình trạng bàng quang mất kiểm soát, gây rò rỉ nước tiểu.
Tiểu không tự chủ có thể xảy ra khi các cơ bàng quang đột nhiên thắt chặt và các cơ vòng không đủ mạnh để chèn ép niệu đạo. Chỉ cần một kích thích nhẹ như cười, ho, hắt hơi là bạn đã không kiểm soát được, đôi khi còn són cả ra quần.
Tiểu không tự chủ – những băn khoăn không dám mở lời (Ảnh minh họa)
>>> Xem thêm: Đi tiểu thường xuyên – Làm sao để khắc phục?
Nguyên nhân nào gây ra chứng tiểu không tự chủ?
Tiểu không tự chủ thường được gây ra bởi các vấn đề liên quan đến cơ và dây thần kinh giúp bàng quang giữ hoặc bài tiết nước tiểu. Một số nguyên nhân như mang thai, sinh con và mãn kinh cũng có thể gây ra tình trạng này vì sau quá trình sinh nở thì các cơ sàn chậu bị yếu đi, không có khả năng nâng đỡ bàng quang.
Ngoài ra, tiểu không tự chủ còn do:
– Thừa cân: Thừa cân gây áp lực lên bàng quang làm giảm thể tích nước tiểu được chứa đựng.
– Táo bón: Táo bón có thể gây căng thẳng hoặc áp lực lên cơ bàng quang và sàn chậu.
– Tổn thương thần kinh: Các dây thần kinh bị tổn thương có thể gửi tín hiệu đến bàng quang không đúng hoặc hoàn toàn không gửi tín hiệu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là sinh nở hoặc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường…
– Phẫu thuật: Bất kỳ phẫu thuật nào liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, chẳng hạn như cắt tử cung, đều có thể làm suy yếu cơ sàn chậu. Điều này có thể gây ra tiểu không tự chủ.
Đôi khi tình trạng tiểu không tự chủ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn vì những lý do khác, bao gồm:
– Thuốc: Tiểu són có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị huyết áp. Sự không tự chủ thường biến mất khi bạn ngừng thuốc.
– Cafein: Đồ uống chứa cafein có thể khiến bàng quang đầy nhanh chóng, làm bạn dễ rò rỉ nước tiểu.
Cà phê là một trong những nguyên nhân gây tiểu không tự chủ
– Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang có thể gây ra tiểu không tự chủ trong thời gian ngắn.
>>> Xem thêm: Trẻ em tiểu nhiều lần trong ngày do nguyên nhân gì gây nên?
Các triệu chứng của tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không tự chủ là vấn đề sức khỏe liên quan đến bàng quang và cơ sàn chậu. Ngoài tiểu không tự chủ, một số triệu chứng khác có thể gặp phải như:
– Áp lực hoặc co thắt ở vùng xương chậu khiến bạn muốn đi tiểu mạnh.
– Đi vệ sinh nhiều hơn bình thường (hơn 8 lần một ngày hoặc hơn hai lần vào ban đêm).
– Đi tiểu trong khi ngủ (đái dầm).
Tiểu không tự chủ có triệu chứng đa dạng
>>> Xem thêm: Đi tiểu nhiều dù uống ít nước là triệu chứng của bệnh gì?
Tại sao tiểu không tự chủ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới?
Tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu không tự chủ gấp đôi nam giới. Điều này được giải thích là vì những quá trình sinh lý ở phụ nữ như mang thai, sinh nở và mãn kinh ảnh hưởng đến bàng quang, niệu đạo và các cơ hỗ trợ cơ quan này. Ngoài ra, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn niệu đạo nam. Bất kỳ tổn thương nào đến niệu đạo của phụ nữ đều có khả năng gây tiểu không tự chủ.
Tiểu không tự chủ có thể xảy ra với phụ nữ ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh. Một báo cáo cho thấy hơn 4 trong 10 phụ nữ từ 65 tuổi trở lên bị tiểu không tự chủ.
Ích Tiểu Vương – Giải pháp từ thiên nhiên dành cho người mắc tiểu không tự chủ
Ngày nay nhiều người mắc chứng tiểu không tự chủ thường tìm đến những thảo dược thiên nhiên như một phương pháp an toàn, hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài. Một trong những sản phẩm được mọi người tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương. Sản phẩm có thành phần chính là Bạch tật lê giúp tăng trương lực cơ, trong đó có cơ bàng quang, do vậy giúp co giãn bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; hạn chế các triệu chứng tiểu không tự chủ, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm… hiệu quả.
Ngoài Bạch tật lê, sản phẩm còn kết hợp thêm những thành phần thảo dược quý khác như cao Chi tử, cao Hoàng cầm, cao Trinh nữ hoàng cung, chiết xuất hạt bí ngô, Soy isoflavones… có thể làm giảm viêm, giảm kích thích bàng quang; chống oxy hóa và chống lại các yếu tố, nguyên nhân làm tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu, từ đó làm giúp cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ hiệu quả. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn cho người sử dụng, không tương tác với các thuốc khác và có thể sử dụng lâu dài. Ngoài ra, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương tác động vào các nguyên nhân và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả, có thể được sử dụng cho mọi đối tượng mà không gây ra tác dụng phụ.
Ích Tiểu Vương – Kiểm soát bàng quang, làm chủ tiểu tiện
Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh khó nói mang tên tiểu không tự chủ. Nếu bạn đang ở trong tình trạng như vậy thì hãy xây dựng một lối sống khoa học kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tiểu Vương để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!
Tại sao Bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện, tiêu biểu như tiểu không tự chủ? Chuyên gia giải đáp
Rối loạn tiểu tiện là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng hiện nay với nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó để cải thiện tình trạng này thì việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Trong đó, Bạch tật lê là vị thuốc từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiểu tiện. Vậy tại sao Bạch tật lê lại có hiệu quả lên những rối loạn tiểu tiện? Để có câu trả lời cho thắc mắc trên, mời bạn đọc cùng lắng nghe chuyên gia Trần Đình Ngạn phân tích trong video sau:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề tiểu không tự chủ và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006103 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0902207582.
Kim Hiền
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng