Tình trạng rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu không tự chủ,… do hội chứng bàng quang kích thích là vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc và nhất là tâm lý của người mắc. Tuy nhiên, tin vui là mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra tác dụng của thảo dược bạch tật lê đối với người mắc hội chứng bàng quang kích thích. Vậy, tác dụng đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây!
Hội chứng bàng quang kích thích là tình trạng như thế nào?
Bàng quang là một cơ quan rỗng, có chức năng chứa đựng nước tiểu. Ở những người bình thường, khi cơ bàng quang khỏe mạnh, thể tích nước tiểu được chứa đựng trong bàng quang khoảng 420 – 600ml. Khi đó, nước tiểu làm tăng áp lực lên các thành bàng quang và truyền tín hiệu lên hệ thống thần kinh kiểm soát quá trình đi tiểu ở tủy sống và vỏ não gây ra phản xạ đi tiểu. Người bình thường đi tiểu từ 6 – 7 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, với những người mắc hội chứng bàng quang kích thích, khi lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ 100 – 150ml là cơ thể đã có phản xạ đi tiểu. Tình trạng này là do các cơ kiểm soát quá trình đi tiểu bình thường bị suy yếu, dẫn đến bàng quang co bóp quá mức hoặc không đúng lúc, gây ra những rối loạn tiểu tiện như tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không kiểm soát, són tiểu ra quần, thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu (tiểu đêm).
>>> Quý độc giả có thể xem thêm mắc hội chứng bàng quang kích thích nên điều trị như thế nào do chuyên gia tư vấn trong video sau:
Thực trạng mắc rối loạn bàng quang kích thích hiện nay
Hiện nay, ước tính có khoảng 15% dân số thế giới mắc hội chứng bàng quang kích thích. Và ở phụ nữ mắc bệnh lý này, khoảng 9 – 10% thường xuất hiện tình trạng tiểu són khi mắc tiểu. Một thống kê ở Hoa Kỳ cũng cho thấy, ở nước này có hơn 13 triệu người đang phải đối mặt với căn bệnh ám ảnh mang tên bàng quang kích thích. Thế nhưng, thực tế còn nhiều hơn thế do không ít người chọn cách sống chung với bệnh, do tâm lý ngại ngùng, xấu hổ.
Tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và tỷ lệ tăng lên ở những phụ nữ lớn tuổi. Nguyên nhân là do cấu trúc giải phẫu của phụ nữ có sự khác biệt so với nam giới, khi tử cung nằm bên cạnh bàng quang, có thể gây chèn ép lên cơ quan này (nhất là trong thời kỳ mang thai), từ đó làm giảm thể tích lượng nước tiểu được chứa đựng gây nên hội chứng bàng quang kích thích. Bên cạnh đó, niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới cũng khiến cho họ không kiềm chế được phản xạ đi tiểu tốt.
Bạch tật lê – Phát hiện mới của y học cho người bị hội chứng bàng quang kích thích
Bạch tật lê (Tribulus terrestris) còn có tên gọi khác là cây tật lê, gai ma vương, thích tật lê, gai sầu, gai trống,… Đây là một loại thuốc quý, có nhiều tác dụng đối với người bệnh. Loại thảo dược này thường mọc hoang ở vùng biển, ven sông các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các tỉnh phía nam nước ta. Bạch tật lê thuộc loại thân thảo, mọc quanh năm. Thân cây bò sát mặt đất, chia thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có thể dài 30 – 60cm, trên thân có lông ngắn. Lá kép, có 5 – 7 lá chét, màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ. Cây trổ hoa vào cuối xuân đầu hạ, mọc hoang nhiều ở những vùng đất khô.
Bạch tật lê là vị thuốc quý
Vào khoảng tháng 8, 9 hàng năm khi quả bạch tật lê chín thì đào cả cây hay cắt lấy phần trên cây về, phơi khô, dùng gậy cứng đạp và chọn lấy những quả già. Thường dùng sống hoặc sao qua cho cháy gai rồi sàng sảy bỏ gai giã nát. Quả bạch tật lê thường được tách ra thành từng quả con, có hình tam giác, màu trắng vàng, vỏ cứng dày có gai.
Quả bạch tật lê có thành phần điều trị hội chứng bàng quang kích thích
Bạch tật lê có vị đắng, để sống có tính bình, sao có tính ấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch tật lê có nhiều thành phần quý như alkaloid, chất béo, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonoid, nhiều saponin,… có tác dụng tốt đối với cơ thể.
Bạch tật lê được coi là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và bổ thận, dùng điều trị cho các bệnh sỏi và đái đau. Từ xa xưa, bạch tật lê đã có trong thành phần 5 loại thuốc sắc cổ truyền Ấn Độ dùng trị sỏi thận. Bên cạnh đó, bạch tật lê cũng có mặt trong bài thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra tác dụng của bạch tật lê đối với những người mắc hội chứng bàng quang kích thích thông qua các thành phần của nó, bao gồm:
– Alcaloid có trong hạt và kali clorid có trong quả của bạch tật lê có tác dụng lợi tiểu. Phân đoạn alkaloid có tác dụng lợi niệu yếu ở những bệnh nhân có cổ trướng và phù.
– Bạch tật lê có tác dụng làm tăng trương lực cơ, trong đó có các cơ kiểm soát phản xạ đi tiểu bình thường ở bàng quang và vùng chậu như cơ chóp, cơ thắt niệu đạo trong và ngoài, cơ sàn chậu; từ đó làm tăng sức khỏe của bàng quang, tăng khả năng chứa đựng nước tiểu của bàng quang; giúp kiểm soát hiệu quả các triệu chứng khi bàng quang hoạt động quá mức.
– Bạch tật lê có nhiều thành phần quý khác có tác dụng làm sạch các mô bàng quang, giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh, giảm sưng viêm, cân bằng lượng nước tiểu thích hợp.
Thu Hà
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng